Biện pháp thi công sàn lắp ghép đúng chuẩn kỹ thuật, an toàn và chuyên nghiệp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của PBCOM, để hiểu rõ hơn về cách thi công sàn lắp ghép bằng panel sao cho chuẩn cũng như đạt hiệu quả, độ bền và tính thẩm mỹ cao.
Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt sàn lắp ghép thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với PBCOM theo thông tin sau:
CÔNG TY TNHH PBCOM
– Văn phòng: 272 Trần Nguyên Hãn, Phường 9, Mỹ Tho, Tiền Giang.
– Xưởng SX: xã Phú Cường, Cai Lậy, Tiền Giang.
– Website: www.pbcom.vn
– Facebook: Giải Pháp Xây Dựng Lắp Ghép
– Hotline: 0908.949.941 – 0908. 297.115
Tại sao nên sử dụng biện pháp sàn lắp ghép ?
Khái niệm Sàn giải pháp lắp ghép còn khá mới đối với một số khách hàng hiện nay . Nhưng trong đó vẫn có nhiều khách hàng quan tâm bởi tính tiện lợi và hiện đại có nó mang lại. Mô hình này hình thành và phát triển rất sớm ở các nước trên thế giới. Và hiện nay xu hướng thi công lắp ghép tại nước ta đang có chiều hướng tăng mạnh để phục vụ cho các công trình từ dân dụng cho đến công nghiệp.
Kiểu này được sản xuất ra nhằm mục đích tiết kiệm chi phí cho người sử dụng cũng như chi phí nhân công, vật tư xây dựng. Các dự án sau khi hoàn thiện đảm bảo độ bền chắc, an toàn cho người dùng.
Thêm sau đó, khi sử dụng tấm panel làm sàn sẽ giúp công trình lắp ghép tiết kiệm tối đa chi phí điện năng tiêu thụ cho các thiết bị làm mát. Bởi vật liệu được sản xuất trong dây truyền hiện đại tiên tiến, có khả năng cách nhiệt, bảo ôn, chống thấm thoát nhiệt ra môi trường bên.
Đặc điểm cấu tạo sàn lắp ghép
Là loại sàn có kết cấu đơn giản, được lắp ghép bởi các dầm chịu lực và những tấm sàn bê tông cốt thép lõi rỗng được đúc sẵn có trọng lượng thấp nên không cần hoặc chỉ sử dụng rất ít cốt pha hay cột chống trong quá trình thi công.
Thời gian thi công sàn nhanh, mặt bằng thi công gọn, sạch, hạn chế tối đa việc dùng các vật liệu rời nên tránh được bụi và ô nhiễm môi trường, chi phí giảm nhiều so với sàn đổ bê tông tại chỗ do không cần phải sử dụng cốt pha hay dàn giáo khi thi công.
Tuy có thiết kế khá đơn giản nhưng Sàn Panel được kết cấu bằng những thanh dầm PPB và Tấm sàn bê tông cốt thép, mang tính ưu việt cao: sự kết hợp sức chịu tải của dầm bê tông dự ứng lực cường độ cao được đúc sẵn với khả năng cách âm, cách nhiệt và có trọng lượng nhỏ do có cấu tạo rỗng của tấm sàn cùng với lớp bê tông lưới thép phủ đã tạo nên một hệ thống sàn hoàn hảo.
Phương án thi công sàn lắp ghép đúng chuẩn kỹ thuật
Thi công sàn lắp ghép sẽ được thực hiện bởi các bước như sau, để có một sàn chắc chắn, đảm bảo tính thẩm mỹ cao chúng ta cần thực hiện đúng theo những bước dưới đây:
Chuẩn bị nguyên vật liệu thi công sàn lắp ghép
- Hệ thống phụ kiện, cột, kèo, hệ xà gồ.
- Tấm panel độ dày, kích thước và tỷ trọng theo yêu cầu của khách hàng.
- Tấm lưới sắt
- Các dụng cụ khác như: đinh, vít, máy cắt panel, máy khoan, keo silicon…Độ bảo hộ, dây an toàn, gang tay
Quy trình thi công
Bước 1: Khảo sát thi công công trình
Kiểm tra vị trí, bề mặt cần thi công, tiến hành chỉnh sửa các bộ phận, vị trí không phù hợp tại vị trí thi công
Bước 2: Đổ bê tông dầm khung chịu lực của sàn và chừa thép liên kết với tấm sàn PBCOM
Bước 3: Tiến hành lắp ghép tấm sàn theo đúng quy trình và bản vẽ thiết kế
Bước 4: Lắp sàn xong tiến hành xử lý liên kết các tấm sàn và tăng cường thép chịu momen âm
Bước 5: Với sàn chịu tải trọng lớn cần tăng cường lưới thép hàn trên bề mặt tấm sàn lắp ghép
Bước 6: Lớp bê tông phủ bề mặt làm cho cường độ chịu lực và độ cứng tấm sàn lớn hơn
Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu công trình và bàn giao
Để công trình có chất lượng tốt, đảm bảo tốt nhất khi vào sử dụng. Việc nghiệm thu trước khi bàn giao là điều vô cùng quan trọng để không bỏ qua sai sót nào.
>> Xem thêm: Các Công trình mới nhất PBCom năm 2023
LIÊN HỆ CHO CHÚNG TÔI KHI BẠN CÓ NHU CẦU THI CÔNG