Hầu hết những công trình dựng hàng rào hiện nay luôn đảm bảo đúng kết cấu gồm: Móng, cột, đà kiềng, tường(gạch, tấm tường bê tông đúc sẵn), đà neo. Và móng được xem là một phần nền tảng quan trọng nhầm đảm bảo sự ổn định và chịu lực cho bất kỳ công trình nào trong đó có hàng rào.Tuy nhiên, việc ứng dụng của sự phát triển của công nghệ lắp ghép trở nên rộng rãi, câu hỏi đặt ra là: Liệu hàng rào lắp ghép có thật sự cần phải dùng móng không?
1.Khái quát về các loại móng trong xây dựng hàng rào
Móng trong xây dựng là bộ phận chịu lực chính, giúp truyền tải trọng từ kết cấu xuống nền đất, đảm bảo sự ổn định và bền vững của công trình. Trong các công trình hàng rào truyền thống, các loại móng phổ biến gồm:
-
Móng đơn: Thường được dùng cho hàng rào nhẹ, chiều cao thấp đến trung bình (dưới 2m5), nền đất ổn định không sụt lún.
-
Móng chậu: Thường dùng áp dụng khi nền đất yếu, cần sâu xuống tầng đất chắc.
-
Móng hộp: Áp dụng khi nền đất yếu, hàng rào dài, cao hoặc có tải trọng gió lớn.Khu vực có nền đất yếu trung bình, cần tăng liên kết.

Tuy nhiên, việc xây dựng móng đòi hỏi chi phí nguyên vật liệu, nhân công và thời gian thi công đáng kể. Bên cạnh đó, đào móng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền đất, đặc biệt trong những khu vực đất yếu hoặc có công trình xung quanh.
2.Giới thiệu giải pháp hàng rào lắp ghép không cần dùng móng
Vì sao giải pháp hàng rào không dùng móng lại được PBCOM đề xuất trong hầu hết các dự án hiện nay ?
Hàng rào lắp ghép không cần móng là một giải pháp kỹ thuật mới, tận dụng các cấu kiện bê tông đúc sẵn đặc biệt để đảm bảo sự ổn định mà không phải đào móng truyền thống. Điều này giúp thi công nhưng vẫn giữ được kết cấu đất tránh gây trình trạng không đáng có.
Những hậu quả nghiệm trong khi kết cấu đất bị phá vỡ
– Đất có kết cấu tự nhiên giúp phân tán và truyền tải trọng đều. Khi bị phá vỡ (đào xới sâu, nén sai kỹ thuật…), khả năng chịu lực giảm sút.
– Kết cấu đất tự nhiên có độ rỗng và hệ mao dẫn giúp thấm và thoát nước. Khi san lấp bằng đất tạp, đất thải, hoặc đầm chặt quá mức->nước không thoát được.
– Khi thi công các móng nổi (như móng chậu, móng hộp…), nếu nền đất bị đào xới không đồng đều, sẽ không còn đủ độ phẳng và ổn định để chịu lực.
Vậy trường hợp nào khi xây hàng rào không dùng đến móng
Tuy nhiên giải pháp xây hàng rào lắp ghép không sử dụng được dùng trong các trường hợp sau:
– Mặt đất tự nhiên bằng phẳng, ổn định có khả năng chịu lực tốt.
– Hàng rào có chiều cao trung bình dưới 3m.
– Hàng rào sử dụng tấm tường panel lỗi rỗng (kích thước tấm tường panel bê tông cốt thép lõi rỗng PBCOM)
3.Bảng so sánh giữa giải pháp hàng rào truyền thông dùng móng và hàng rào bê tông lắp ghép giải pháp không móng PBCOM
Tiêu chí | Hàng rào có móng | Hàng rào không móng |
---|---|---|
Độ ổn định | Rất cao, phù hợp nền đất yếu | Tốt trên nền đất chắc |
Chi phí | Cao, do chi phí vật liệu và nhân công | Thấp hơn, tiết kiệm chi phí |
Thời gian thi công | Lâu, cần đào móng và đổ bê tông | Nhanh, lắp ghép trực tiếp |
Khả năng tháo dỡ, di chuyển | Khó tháo, cố định lâu dài | Dễ tháo lắp, tái sử dụng linh hoạt |
Ứng dụng | Công trình yêu cầu độ bền cao, chịu lực lớn | Công trình tạm thời, công nghiệp, khu dân cư |
4.Ứng dụng thực tế và các tình huống nên chọn giải pháp không dùng móng
Giải pháp hàng rào lắp ghép không cần móng được áp dụng rộng rãi trong:
-
Khu công nghiệp, khu chế xuất cần thi công nhanh, mở rộng linh hoạt.
-
Hàng rào dân dụng
-
Khu dân cư mới, trang trại, ao tôm nơi nền đất đủ chắc.
Ngược lại, các công trình có nền đất yếu, hàng rào cao hoặc yêu cầu chịu lực lớn vẫn cần thiết kế móng để đảm bảo an toàn và độ bền.
5.Một số hình ảnh công trình hàng rào lắp ghép không dùng móng



>> Xem thêm : Thi Công Hàng Rào Lắp Ghép Cao 2m4 Không Móng Cho Dự Án Tại Tiền Giang
BẠN MUỐN GIẢI PHÁP THI CÔNG NHANH VÀ TIẾT KIỆM? HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI PBCOM:
– Văn phòng: 272 Trần Nguyên Hãn, Phường 9, Mỹ Tho, Tiền Giang.
– Xưởng SX: xã Phú Cường, Cai Lậy, Tiền Giang.
– Website: www.pbcom.vn
– Hotline: 0908.949.941
– Facebook: PBCOM – Giải Pháp Xây Dựng Lắp Ghép